Là một trong các loại giấy phép lái xe phổ biến hiện nay, bằng lái xe B1 được đông đảo người dân Việt Nam quan tâm và đăng ký học. Vậy bạn đã biết bằng lái xe B1 là gì và có những thông tin gì cần biết về loại giấy phép lái xe này chưa? Trong bài viết dưới đây, VNDC sẽ mang đến bạn các thông tin để giải đáp Bằng lái xe B1 là gì – Thông tin cần biết về bằng ô tô B1 nhé!
Bằng lái xe B1 là gì?
Bằng lái xe B1 là giấy phép lái xe được cấp cho người điều khiển xe ô tô không kinh doanh dịch vụ vận tải nói chung. Đây là khái niệm để bạn hiểu rõ bằng lái xe B1 là gì. Tuy nhiên, khác với một vài loại giấy phép lái xe khác, bằng lái xe B1 được chia thành 2 loại dưới đây theo quy định tại khoản 5 Điều 16 trong Thông tư 12/2017/TT-BGTVT:
- Bằng lái xe hạng B11: là bằng lái xe dành cho người lái các loại xe số tự động, không hành nghề lái xe. Người sở hữu bằng lái xe hạng B11 có thể điều khiển các loại phương tiện sau đây: Xe ô tô số tự động tối đa 9 chỗ ngồi (bao gồm cả người lái xe); xe ô tô tải, và các loại ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải dưới 3.500 kg và các loại xe ô tô dành cho người khuyết tật.
- Bằng lái xe hạng B12: là bằng lái xe cho phép người lái các loại xe số sàn điều khiển các loại phương tiện sau đây: Xe ô tô 9 chỗ ngồi, tính cả chỗ ngồi của người lái xe; xe ô tô tải, bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải dưới 3.500 kg và máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải dưới 3.500 kg. Người sở hữu bằng lái xe hạng B12 không được kinh doanh dịch vụ vận tải hoặc hành nghề lái xe.
Thời hạn bằng lái xe B1 là bao lâu?
Trước đây, thời hạn của bằng lái xe B1 là 5 năm sau đó đã được tăng lên 10 năm kể từ ngày người lái xe được cấp bằng lái xe chính thức. Tuy nhiên, kể từ tháng 1 năm 2014, bằng lái xe B1 có hạn sử dụng đến khi chủ tấm bằng đến tuổi nghỉ hưu theo quy định cũ.
Theo đó, nữ lái xe sẽ có thời hạn sử dụng bằng lái xe B1 đến đúng ngày sinh nhật 55 tuổi của mình. Nam lái xe sẽ có thời hạn sử dụng giấy phép lái xe B1 đến ngày sinh nhật 60 tuổi của mình. Riêng trường hợp nữ từ 45 tuổi trở lên và nam từ 50 tuổi trở lên, bằng lái xe B1 sẽ có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp. Thay đổi này giúp cho người sở hữu bằng lái xe B1 không cần đổi lại bằng lái xe nhiều lần.
Như thế nào là đủ điều kiện để học và thi bằng lái xe B1?
Điều kiện để học và thi bằng lái xe B1 là một trong các thông tin bạn cần biết về bằng ô tô B1. Các điều kiện này đã được ghi rõ tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:
- Người dự thi sát hạch giấy phép lái xe là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú, làm việc hoặc học tập tại Việt Nam có giấy phép cư trú hợp pháp.
- Người dự thi ở trong độ tuổi từ 18 tuổi trở lên
Ngoài ra, người dự thi cấp bằng lái xe B1 phải đảm bảo đủ điều kiện về sức khỏe. Nói cách khác, người dự thi cần đảm bảo bản thân có cơ thể khỏe mạnh và không bị mắc các hội chứng sau: rối loạn ba màu xanh lá cây, đỏ, vàng hoặc bị mù một trong các màu kể trên; rối loạn tâm thần chưa khỏi hoàn toàn 6 tháng trở lên; mất kiểm soát hành vi của bản thân / không thể điều khiển hành vi của bản thân hoặc bị rối loạn tâm thần mãn tính; có thị lực kém hơn 5/10 ngay cả khi đã đeo kính hoặc người bị mất một bên mắt; người không có đủ bàn tay, bàn chân hoặc bị mất chức năng của tay hoặc chân.
Thủ tục, hồ sơ đăng ký học và thi bằng lái xe B1 bao gồm những gì?
Người muốn đăng ký thi bằng lái xe cần nắm rõ các thủ tục, hồ sơ đăng ký học và thi bằng lái xe B1. Bộ hồ sơ đăng ký học và thi bằng lái xe B1 bao gồm:
- Đơn đăng ký tham gia học lái xe hạng B1 (mẫu này luôn có sẵn ở các trung tâm dạy lái xe nên bạn có thể xin ở trung tâm luôn)
- Chứng minh thư nhân dân / Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng tối thiểu 6 tháng bản photo (không cần công chứng)
- 6 ảnh thẻ 3×4 nền xanh hoặc nền trắng (ưu tiên nền xanh). Ảnh cần nhìn rõ lông mày và tai của người đăng ký thi. Đồng thời, ảnh chụp cần phải rõ nét, không mờ nhòe.
- Giấy khám sức khỏe mẫu A3 đủ tiêu chuẩn sức khỏe. Người đăng ký thi lái xe cần xin giấy khám sức khỏe tại các cơ sở từ cấp huyện trở lên mới được tính là giấy khám sức khỏe đạt yêu cầu.
- Tờ sơ yếu lý lịch có xác nhận tại địa phương nơi người đăng ký cư trú.
Sau khi nộp hồ sơ học lái xe tại các trung tâm dạy lái xe, bạn sẽ được xếp lớp theo nhóm để học lý thuyết và thực hành lái xe. Bạn có thể lựa chọn học lý thuyết theo hình thức học online / học tại nhà hoặc học trực tiếp miễn là đảm bảo việc nắm rõ lý thuyết thi cấp giấy phép lái xe. Về phần học thực hành lái xe, bạn có thể sắp xếp linh động theo lịch trình phù hợp của bản thân và giảng viên.
Khi đã học xong phần lý thuyết và hoàn thành đủ số giờ thực hành lái xe, học viên sẽ được thi tốt nghiệp lấy chứng chỉ bằng lái xe. Kỳ thi này do trung tâm dạy lái xe hoặc trường dạy lái xe tổ chức và chấm điểm. Đây là chứng chỉ bạn cần có để tham gia kỳ thi sát hạch lái xe.
Cuối cùng, bạn tham gia kỳ thi sát hạch lái xe theo lịch của thành phố bạn đăng ký tham gia học. Bạn sẽ phải hoàn thành bài thi lý thuyết đạt tiêu chuẩn trước khi thi thực hành. Trong quá trình thi thực hành, bạn sẽ được lái xe được gắn con chip cảm ứng để hệ thống tự chấm điểm người lái xe đạt hay không đạt yêu cầu bài thi.
So sánh bằng B1 , B2 và bằng C
Bên cạnh việc tìm hiểu bằng lái xe B1 là gì, nhiều người có thể sẽ tìm hiểu thêm và so sánh bằng B1, B2 và bằng C có gì khác nhau.
Xem thêm: Tìm Hiều Hồ Sơ Thi Bằng Lái Xe Ô Tô B1 Bao Gồm Những Gì?
Bằng lái xe B1 và B2 gần như giống nhau. Bằng lái xe B1 chia ra B11 dành riêng cho xe tự động và B12 dành cho xe số sàn với điều kiện người sở hữu tấm bằng không được hành nghề lái xe. Đối với người sở hữu bằng lái xe B2, bạn có thể lái các loại xe giống như quy định ở bằng lái xe B1 (cả xe số tự động và xe số sàn) và được phép hành nghề lái xe.
Bằng lái xe hạng C được cấp cho người điều khiển các phương tiện: ô tô tải, ô tô tải chuyên dùng, các loại ô tô chuyên dùng có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các phương tiện giống như quy định của bằng lái xe B1, bằng lái xe B2.
Không chỉ có phương tiện được phép lái khác nhau, độ tuổi được phép thi sát hạch và thời hạn của ba loại bằng lái xe B1, B2 và C cũng khác nhau. Để thi bằng lái xe B1 và B2, bạn cần đủ từ 18 tuổi trở lên (tính theo ngày sinh trong giấy khai sinh). Bằng lái xe hạng C dành cho người đủ từ 21 tuổi trở lên (tính theo ngày sinh nhật trong giấy khai sinh).
Về thời hạn của bằng lái xe, bằng lái xe B1 có hạn sử dụng đến khi người sở hữu nó đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định cũ của nhà nước (nữ đến 55 tuổi, nam đến 60 tuổi). Bằng lái xe B2 có hạn sử dụng trong 10 năm.
Sau thời hạn 10 năm, người lái xe cần đi đổi bằng lái xe tại các cơ sở cấp bằng lái xe có thẩm quyền. Riêng với bằng lái xe hạng C, người lái xe được phép sử dụng trong vòng 5 năm kể từ ngày cấp.
Trước khi bằng lái xe hết hạn 3 tháng, người lái xe cần mang hồ sơ gốc, đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo quy định, giấy khám sức khỏe, bản sao chứng minh thư nhân dân / căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng và bản sao giấy phép lái xe hạng C.
Ngoài ra, người lái xe nên tự mình đi nộp hồ sơ vì cơ quan cấp giấy phép lái xe sẽ chụp ảnh trực tiếp để in vào bằng lái xe mới.
Những câu hỏi thường gặp khi học bằng lái xe B1 là gì?
Trong quá trình tìm hiểu và đăng ký học lái xe B1, bên cạnh việc tìm hiểu bằng lái xe B1 là gì – thông tin cần biết về bằng ô tô B1 thì có những câu hỏi thường gặp khi học bằng lái xe B1 khác nữa. Dưới đây, VNDC sẽ liệt kê và giải đáp một số câu hỏi được nhiều học viên quan tâm nhất trong quá trình đăng ký học và thi bằng lái xe B1.
Học phí học lái xe B1 là bao nhiêu và có khác nhau giữa các trung tâm không?
Tại khoản 3, Điều 1 trong thông tư liên tịch 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT có quy định rằng: “học phí học lái xe là khoản đóng góp của người học, tạo nguồn kinh phí để trang trải toàn bộ chi phí cho các cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ”. Điều này đồng nghĩa với việc mức học phí học lái xe B1 là không giống nhau giữa các trung tâm hoặc cơ sở đào tạo lấy giấy phép lái xe.
Chi phí thi sát hạch lái xe và lệ phí cấp giấy phép lái xe là bao nhiêu?
Về hai loại chi phí này, các học viên đủ điều kiện dự thi có mức phí đóng chung giống nhau được ban hành tại Thông tư 188/2016/TT-BTC cụ thể như sau:
- Phí thi sát hạch – phần lý thuyết: 90.000 VNĐ
- Phí thi sát hạch – phần thực hành (sa hình): 300.000 VNĐ
- Phí thi sát hạch – phần thực hành (đường trường thực tế): 60.000 VNĐ
- Phí cấp giấy phép lái xe: 135.000 VNĐ. (mức phí được áp dụng với tất cả các hạng bằng lái xe, bằng lái xe cấp mới – được cấp lần đầu hay bằng lái xe cấp đổi lại do hết thời hạn)
Cần bao nhiêu thời gian học lái xe B1 là đủ?
Thời gian học lái xe ở các hạng bằng lái xe khác nhau là khác nhau. Tại điều 8 của thông tư 12/2017/TT-BGTVT, quy định mới nhất về thời gian học lái xe B1 đối với 2 loại B11 và B12 cụ thể như sau:
- Xe số tự động (B11): 136 giờ học lý thuyết, 340 giờ học thực hành (tổng 476 giờ)
- Xe số sàn (B12): 136 giờ học lý thuyết, 420 giờ học thực hành (tổng 556 giờ)
Đọc thêm: Tổng Hợp Tài Liệu Học Lái Xe B1 Cơ Bản Cho Người Mới Bắt Đầu
Nên học bằng lái xe B1 ở đâu tốt?
Trung tâm đào tạo lái xe Việt Nhật – VNDC tự hào là cơ sở đào tạo bằng lái xe các hạng B1 và B2 tốt bậc nhất Tây Nguyên. Được xây dựng năm 2021, trụ sở trung tâm có hệ thống cơ sở vật chất khang trang, hiện đại khiến học viên cảm thấy thoải mái hơn nhiều trung tâm lâu năm khác.
Tại đây, chúng tôi có sân tập mới đạt tiêu chuẩn cao với diện tích lên đến 8000 m2. Khi học thực hành lái xe tại sân, bạn sẽ được học đầy đủ 11 bài tập sa hình cùng hệ thống xe tập lái VIOS 2016 đời mới cực êm, không hỏng vặt, dễ thao tác.
Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo bằng lái xe hạng B1 và hạng B2, VNDC cam kết 100% học viên sẽ đậu tốt nghiệp khóa đào tạo sau khi hoàn thành khóa học. Đồng thời, đội ngũ giảng viên tận tình của trung tâm sẽ hỗ trợ học viên tối đa từ khi bắt đầu quá trình học tập đến khi lấy được bằng lái xe B1.
Hiện nay, địa điểm học và thi của VNDC đang tọa lạc tại trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột – địa điểm lý tưởng và tiện lợi cho học viên tại Đắk Lắk nói riêng và toàn khu vực Tây Nguyên nói chung.
Để có thể lấy bằng lái xe B1, việc tìm hiểu các thông tin là rất cần thiết. Thông qua bài viết này của VNDC này, bạn có thể hiểu rõ hơn bằng lái xe B1 là gì – thông tin cần biết về bằng ô tô B1 nói chung.
Không chỉ vậy, bạn có thể hiểu sự khác nhau giữa các hạng bằng lái xe thông qua việc so sánh bằng lái xe B1, B2 và C. Từ đó, bạn có thể lựa chọn hạng bằng lái xe phù hợp nhất với bản thân và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, thủ tục đăng ký học và thi.
VNDC luôn ở đây, sẵn lòng hỗ trợ để bạn có thể lấy bằng lái xe thuận lợi nhất. Hãy để lại thông tin và chúng tôi sẽ liên hệ bạn tư vấn chi tiết nhé!