Giao thông đường bộ đang chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện ô tô nói chung, xe ô tô cá nhân nói riêng. Việc sở hữu bằng lái xe ô tô, cụ thể là giấy phép lái xe B1 trở thành điều tất yếu của người điều khiển phương tiện.
Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin quan trọng về giấy phép lái xe hạng B1 để bạn nắm được.
Giấy phép lái xe B1 là gì?
Người tham gia giao thông bắt buộc phải sở hữu các loại giấy phép lái xe tương ứng với phương tiện đang điều khiển. Hiện nay, bằng lái xe ô tô được chia làm nhiều loại B1, B2, C, D, E… Nếu bạn đang có nhu cầu lái xe hàng ngày thì học và thi lái xe B1 là loại giấy phép lái xe phù hợp nhất.
Tham khảo thêm: Phân biệt bằng B1 và B2
Theo Luật Giao thông đường bộ quy định, bằng lái B1 cấp cho người điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo cho trọng tải dưới 3500kg. Đặc biệt, người sở hữu bằng lái xe hạng B1 không được phép hành nghề lái xe. Cũng theo quy định tại khoản 5 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bằng lái xe B1 được phân làm 2 loại như sau:
- Bằng lái xe hạng B11: dành cho các loại xe số tự động, được cấp cho người không hành nghề lái xe ô tô và điều khiển các loại phương tiện sau đây: Xe ô tô số tự động tối đa có 9 chỗ ngồi (kể cả người lái xe); xe ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải dưới 3.500 kg và xe ô tô dùng cho người khuyết tật.
- Bằng lái xe hạng B12: dành cho các loại xe số sàn, người được cấp bằng không hành nghề lái xe và điều khiển các loại phương tiện: Xe ô tô 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi của người lái xe; xe ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải dưới 3.500 kg và máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải dưới 3.500 kg.
Những thông tin cần nắm rõ về giấy phép lái xe B1
Trước khi thi giấy phép lái xe B1, bạn cần tìm hiểu và nắm õ các thông tin về giấy phép lái xe hạng B1.
Thời hạn giấy phép lái xe B1
Ở điều 17, thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về thời hạn của giấy phép lái xe như sau:
- Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn. Nói cách khác là vô thời hạn.
- Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp phép.
- Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp phép.
- Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp phép.
Như vậy, thời hạn của bằng lái xe hạng B1 đối với nữ trên 45 tuổi và với nam trên 50 tuổi đều là 10 năm. Còn nếu trên 2 tháng tuổi kể trên thì thời hạn của giấy phép lái xe hạng B1 là đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam. Đây được xem là khoảng thời gian khá lớn để bạn yên tâm sử dụng chiếc bằng lái thông dụng nhất hiện nay phục vụ cho nhu cầu của cá nhân và gia đình.
Điều kiện học và thi giấy phép lái xe B1
Người học bằng lái xe B1 cần đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
- Công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài hiện đang sinh sống tại Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên.
- Đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe, không có dị tật bẩm sinh, mắc bệnh nan y hoặc có vấn đề về tay chân
Nếu bạn đã có đủ những điều kiện nêu trên thì việc chuẩn bị thủ tục học lái xe B1 rất dễ dàng.
Bạn chỉ cần trực tiếp đến trung tâm dạy nghề hoặc văn phòng đào tạo lái xe B1 để đăng ký học. Điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn và nộp lệ phí theo quy định là bạn đã đăng ký thành công khóa học này. Thu tục đăng ký bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị học, tham gia sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo quy định của Bộ Giao Thông Vận Tải
- Bản sao căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số căn cước công dân đối với người Việt Nam
- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ quan y tế có thẩm quyền cung cấp
- 06 ảnh thẻ 3×4 phông nền xanh (Đảm bảo tiêu chuẩn quy định)
Lưu ý, khi đăng ký học lái xe bạn cần đảm bảo căn cước công dân hoặc hộ chiếu bản gốc còn thời hạn hiệu lực, nếu bạn là người Việt Nam. Với người nước ngoài yêu cầu hộ chiếu/ thẻ thị thực Visa/ thẻ thường trú tại Việt Nam có giá trị từ 6 tháng trở lên.
Học giấy phép lái xe b1 thì lái được xe gì?
Để hiểu rõ về bằng B1 và trả lời chính xác bằng B1 chạy được loại xe gì, hãy cùng tìm hiểu thông tin quy định trong Luật giao thông đường bộ về giấy phép lái xe hạng B1 như sau:
- Tại điều 59 về giấy phép lái xe quy định bằng hạng B1 cấp cho người điều khiển xe ô tô chở người lên tới 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg và không hành nghề lái xe dưới bất kỳ hình thức nào.
- Tại khoản 5, Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT đưa ra các quy định bổ sung về vấn đề phân chia các hạng giấy phép lái xe như sau:
– Bằng lái xe hạng B11 số tự động: Bằng này được cấp cho người không hành nghề lái xe và điều khiển các loại phương tiện: Xe ô tô số tự động 9 chỗ ngồi, tính cả chỗ ngồi của người lái xe; xe ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động trọng tải dưới 3.500 kg và xe ô tô dùng cho người khuyết tật.
– Bằng lái xe hạng B12 số sàn: cấp cho người lái xe không hành nghề lái xe và điều khiển các loại phương tiện: Xe ô tô 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi của người lái xe; xe ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải dưới 3.500 kg và máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải dưới 3.500 kg.
Như vậy, giấy phép lái xe hạng B1 chia ra làm 2 loại là B11 và B12 có thể lái được các loại xe là xe ô tô số tự động và xe ô tô số sàn. Cả 2 loại bằng này không được phép tham gia kinh doanh dưới mọi hình thức. Lái được các loại xe quy định từ 4-9 chỗ ngồi (đã tính cả tài xế ), xe có tải trọng không vượt quá 3,5 tấn.
Vậy nên, bằng lái xe hạng B1 không phải dạng tự động có thể lái được cả xe số tự động và xe số sàn. Nếu người tham gia giao thông cố tình lái các loại xe không thuộc các trường hợp được nêu trên sẽ vi phạm Luật giao thông đường bộ và bị xử lý theo đúng quy định pháp luật.
Những tiêu chí để chọn học loại bằng lái xe phù hợp
Tùy vào mục đích sử dụng cũng như cân nhắc tình hình sức khỏe và tuổi tác mà bạn sẽ có sự lựa chọn học loại bằng lái phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Đọc thêm: Chia sẻ kinh nghiệm thi đường trường B1 dành cho người mới
Về mục đích sử dụng
Bạn bên biết rõ bản thân lái loại xe ô tô nào: xe số tự động, xe số sàn hay xe phục vụ mục đích kinh doanh vận tải. Sẽ có các loại bằng tương ứng phục vụ các nhu cầu này là bằng lái xe B1, bằng lái xe B2 và bằng C.
Về sức khỏe và tuổi tác
Những vấn đề về sức khỏe mà bạn cần quan tâm khi chọn học bằng lái xe phù hợp.
- Nếu bạn dưới 55 tuổi, bạn có thể thi bằng B2, bằng này có giá trị sử dụng 10 năm sau đó cần gia hạn để tiếp tục sử dụng. Nếu bạn trên 55 tuổi thì lựa chọn duy nhất là thi bằng lái xe B1.
- Bạn là nam giới, còn trẻ thì nên học bằng lái xe B2, vì nhu cầu của bản thân bạn trong tương lai có thể thay đổi, rất có thể phải đổi từ lái loại xe này sang loại xe khác, bao gồm cả xe số sàn và xe tự động. Học B2 trong trường hợp này là một sự lựa chọn hợp lý và thông minh để không tốn quá nhiều chi phí và thời gian cho việc học và thay đổi hạng bằng lái xe.
- Nếu bạn là nữ, lại chỉ có nhu cầu lái xe gia đình hoặc dùng xe đi lại để phục vụ công việc thì nên lựa chọn thi bằng B1. Vì bằng lái xe B1 có phần thực hành dễ hơn so với bằng lái xe B2.
- Bằng lái xe B1 còn có ưu điểm cho phép xem xét các trường hợp cá nhân có vấn đề về mắt, bị tật hay bị mất ngón chân, ngón tay. Đối với trường hợp này, nếu cơ quan chức năng xem xét sức khoẻ của bạn đạt yêu cầu thì bạn hoàn toàn có thể tự thi và lái xe ô tô với bằng B1.
- Riêng đối với bằng lái xe hạng C, bạn phải vừa là người có sức khoẻ tốt, vừa có sự kiên nhẫn và năng lực các giác quan tốt. Vì loại bằng này chuyên phục vụ cho người tài xế lái xe chở hàng trọng tải nặng. Nếu không có nhu cầu làm tài xế chở hàng, bạn không cần phải tốn thời gian và công sức thi loại bằng này vì độ khó của nó và thời gian ôn luyện, chi phí cao hơn rất nhiều so với bằng lái xe B1 và B2.
Về chi phí và thời gian thi bằng lái
Nếu chỉ phục vụ nhu cầu cá nhân và gia đình, không tham gia điều khiển phương tiện ô tô với mục đích kinh doanh, lấy bằng lái xe B1 là sự lựa chọn tối ưu giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí. Thời gian để học bằng này là từ 3-4 tháng và chi phí dao động khoảng 5-10 triệu đồng cho một khóa học trọn gói tại các trung tâm, bao gồm cả giấy tờ đăng ký và phần thi cả 2 học phần tới khi thi đỗ mới thôi.
Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã cung cấp đầy đủ và chi tiết thông tin về giấy phép lái xe B1 và điểm qua các thông tin quan trọng bạn cần nắm được khi học loại bằng này. Chúc bạn vững tay lái, học tập tốt để thi đỗ bằng lái xe B1 trong thời gian sớm nhất.
Trung tâm đào tạo lái xe Việt Nhật – VNDC là đơn vị hàng đầu khu vực và tỉnh Buôn Mê Thuột trong việc đào tạo lái xe ô tô hạng B1 và B2. Với cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giáo viên dày dặn kinh nghiệm, 100% học viên đều thi đậu sau khóa đào tạo lái xe ở trung tâm. Đó là thành tích đáng tự hào mà không phải trung tâm nào cũng cam kết và thực hiện được.
Hãy liên hệ ngay với https://vndc.edu.vn/ để được tư vấn miễn phí và hướng dẫn đăng ký học ngay trong hôm nay nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.